Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Hoàn Cảnh
cam chịu 甘受
◎ Nôm: 甘𠹾
đgt. cam lòng chịu đựng Hoàn Cảnh. Người cười dại khó ta cam chịu, đã kẻo lầm cầm miễn mất lề. (Bảo kính 141.7).
cảnh 景
◎ Ss đối ứng: cảnh (Tày) [HTA 2003: 51].
dt. hình ảnh của sự vật trước mắt. Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa sày, có thân chớ phải lợi danh vây. (Ngôn chí 11.1)‖ Cày chống tuyết ngâm đòi cảnh, cuốc chơi xuân khắp mọi đồi. (Ngôn chí 13.5, 19.2)‖ (Mạn thuật 35.7)‖ (Trần tình 42.4)‖ (Thuật hứng 51.1, 62.8, 62.8)‖ (Tự thán 75.5, 88.1, 107.2, 108.2)‖ (Tự thuật 117.6)‖ (Tức sự 123.6, 125.1)‖ (Bảo kính 158.2)‖ Xuân xanh chưa dễ hai phen lại, thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên. (Tích cảnh 201.4). Thấy cảnh lòng thơ càng vấn vít. (Tích cảnh 206.3, 207.1, 210.2).
dt. Hoàn Cảnh. Tuổi tàn, cảnh đã về ban muộn, tóc bạc, biên khôn chác lại xanh. (Tự thuật 113.3).
mài chăng khuyết 𥕄庄鈌
đc. dịch từ câu ma nhi bất lân 磨而不磷. Thời Xuân Thu, Khổng Tử bị giới chính trị của nước Lỗ bài xích. Ông bèn dẫn học trò chu du liệt quốc, qua các nước Vệ, tống,… nhưng đều không được coi trọng, nhưng dù ở Hoàn Cảnh nào ông vẫn kiên trì theo cái đọa của mình. Trong thiên Dương hoá sách Luận Ngữ có chép một đoạn như sau: “Phật Bật triệu, Khổng Tử toan đi. Tử Lộ nói: trước kia, do này có nghe thầy dạy rằng: “người quân tử không đến nơi kẻ đích thân làm điều bất thiện”. Phật Bật chiếm đất trung mâu để làm phản. Nay thầy lại định đến đó, là nghĩa làm sao? Khổng Tử nói: phải, ta có nói thế. Nhưng ta há chẳng nói: “vật gì thật bền, mài cũng chẳng mòn?”, ta há chẳng nói: “vật gì thật trắng, nhuộm cũng chẳng đen” đó sao? ta há phải quả bầu? sao có thể treo chứ không ăn?” (佛肸召。子欲往。子路曰:昔者,由也聞諸夫子曰:親於其身為不善者,君子不入也。佛肸以中牟畔,子之往也,如之何?子曰:然,有是言也,不曰:堅乎?磨而不磷?不曰:白乎,涅而不緇?吾豈匏瓜也哉,焉能繫而不食?). Bui có một lòng trung miễn hiếu, mài chăng khuyết nhuộm chăng đen. (Thuật hứng 69.8).
một dường 蔑羕
p. <từ cổ> như nhau, hoàn toàn, dịch chữ nhất dạng 一樣 (Trước sau vẫn cứ như thế). (Mạn thuật 31.2)‖ Hoa còn để rụng lem đất, cửa một dường cài sệt then. (Tức sự 124.6)‖ (Lão mai 215.8)‖ Cốt cách già càng thanh một dường. (Hồng Đức QATT, 30). “trong văn bản nôm, một dường là một từ ghép, có nghĩa và được dùng nhiều, các cụ sâu sắc hán nôm nên không ai băn khoăn cả. Ta gặp: linh đài sạch một dường thanh (31.2); Duềnh sông thẳm một dường xuân (HĐQA 81.7); gió một dường lay lách đến. (Hồng Đức 79/5). Chúng ta thấy rằng hai chữ một dường vốn từ nhất dạng 一樣 của hán văn mà ra. Chữ dạng vốn có nghĩa là dáng, vẻ, khuôn mẫu định sẵn. Khi kết hợp với nhất, lúc đầu nó có nghĩa gần thực là một vẻ, một dáng, một khuôn, sau đó nó có nghĩa là cứ khăng khăng theo mẫu mà làm, bất chấp điều kiện, Hoàn Cảnh, dư luận. Trong ba câu vừa trích, câu cuối có nghĩa gần nhất với chữ một dường mà Nguyễn Trãi đang dùng. Bài thơ tả cảnh nàng Chiêu Quân trên đường sang cống hồ, ra khỏi biên ải, trăng gió vô cảm mặc kệ giai nhân: gió một dường lay lách đến / trăng nào khứng nói năng cùng. nhất dạng đã phổ biến trong văn bản đời Đường, có thể qua mạng tìm ra hàng dãy ngữ liệu. Chữ một dường cũng có nghĩa như vậy. Trong tiếng Việt ta còn có những chữ rất gần gũi với một dường như một mực, một mạch, một kiểu… cửa một dường nghĩa là cửa thì cứ vậy mặc kệ. trong luật đối của thơ, một dường đối chỉn chu với còn để ở câu trên.” [NH Vĩ 2010].
Sử Ngư 史魚
dt. tên người, quan Đại phu nước Vệ thời Xuân Thu, là người ngay thẳng, ngạnh trực trong mọi Hoàn Cảnh. Sách Luận Ngữ thiên Vệ linh công ghi: “Ngay thẳng thay Sử Ngư! khi trong nước có đạo lý ông trực ngạnh như mũi tên; khi trong nước vô đạo, ông cũng vẫn cứ ngạnh trực như mũi tên.” (子曰:“直哉史魚!邦有道,如矢;邦無道,如矢。”君子哉蘧伯玉!邦有道,則仕;邦無道,則可卷而懷之). Ai ai đều đã bằng câu hết, nước chẳng còn có Sử Ngư. (Mạn thuật 36.8).
Thương Chu 商周
dt. nhà Thương (1600 - 1100 tcn) và nhà Chu (1100 - 256 ctn) hai triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Thương Chu kiện cũ các chưa đôi, sá lánh thân nhàn, khuở việc rồi. (Ngôn chí 2.1)‖ (Thuật hứng 58.4). Để hiểu cái lòng phiền của ông, gắn với ngữ liệu Thương Chu có lẽ chính thơ chữ Hán nói rõ hơn cả. Đó là bài Chu Công phụ thành vương đồ (đề bức tranh Chu Công phụ bật cho thành vương), một bài thơ ông biện biệt (đôi) rõ nhất cái lẽ Thương Chu ta đang quan tâm: “người phụ chính mật thiết và nhu nhẫn thì phải nhớ đến Chu Công, ứng xử cảnh quyền biến thì không ai sánh cùng Y Doãn. Di ngôn để ở ghế ngọc luôn giữ trong tâm niệm, hộp buộc dây vàng sự xưa đâu dám kể công. Đã tự nhiệm việc tôn phò vương thất lúc an lúc nguy, thì tả hữu không ai là không phò thánh chúa. Tử Mạnh may ra cũng chỉ phảng phất thấy tí thôi, việc ủng phò chiêu đế cũng chịu khoanh tay đứng dưới gió.” (懿親輔政想周公, 處變誰將伊尹同. 玉几遺言常在念, 金藤故事感言功. 安危自任扶王室, 左右無非保聖躬.子孟豈能占彷彿, 擁昭僅可挹餘風 ý thân phụ chính tưởng Chu Công, xử biến thuỳ tương Y Doãn đồng. Ngọc kỷ di ngôn thường tại niệm, kim đằng cố sự cảm ngôn công. An nguy tự nhiệm phù vương thất, tả hữu vô phi bảo thánh cung. Tử Mạnh khởi năng chiêm phưởng phất, ủng chiêu cẩn khả ấp dư phong). Nương theo chú thích bài này ta thấy Y Doãn, công thần của nhà Thương, giúp vua Thang đánh vua Kiệt, vua Thang chết, cháu là Thái Giáp vô đạo, Y Doãn đi cày ở đất đồng, được ba năm thì Thái Giáp hối hận, Y Doãn lại đón về kinh đô. Mạnh Tử khen Y Doãn là thánh. Chu Công đán là công thần nhà Chu phò Vũ Vương. Vũ Vương gần chết di ngôn giao vũ thành vương cho Chu Công giúp. Vũ Vương ốm nặng, Chu Công cầu với tổ tiên xin chết thay, sử quan đặt lời chúc vào hộp buộc dây bằng vàng (nên gọi là kim đằng). Vũ Vương chết, thành vương nối ngôi, Chu Công phụ chính. Quản thúc dèm, Chu Công lánh sang đông đô ở. Sau thành vương mở hộp kim đằng ra xem, biết bụng Chu Công, bèn rước Chu Công trở về. Còn Tử Mạnh là đại tướng quân nhà Hán, vâng di chiếu của hán vũ đế phò chiêu đế, làm sao mà sánh được với cố sự Thương Chu. Bài thơ biện luận về chuyện Y Doãn, Chu Công đời Thương đời Chu, chở cái đạo của Nguyễn Trãi, nói cái chí của Nguyễn Trãi, chất chứa cái kỳ vọng của ông nhưng cũng như vẽ ra trước mắt chúng ta Hoàn Cảnh hậu chiến phức tạp đối với những công thần phù vương lập quốc, đặc biệt lúc Lê Thái Tổ băng hà. Trong tình thế đó, Nguyễn Trãi đã băn khoăn biện biệt nhưng rồi ông đã phải đi đến một quyết định xử biến như người xưa: Thương Chu kiện cũ các chưa đôi, sá lánh thân nhàn khuở việc rồi… nhưng cứ đúng văn bản mà hiểu thì chắc Nguyễn Trãi muốn nhắc tới những công thần khai quốc như mình, đã từng đồng cam cộng khổ trong khởi nghĩa, đã từng thất điên bát đảo trong guồng quay hậu chiến, đã từng lựa chọn, đấu tranh, hi vọng và vỡ mộng. [NH Vĩ 2010: 1036-1038]. Lê quí đôn từng ghi nhận: “khi thái tông lên ngôi, Nguyễn Trãi nhận cố mệnh phụ chính”. Đặng trọng an trong Nam Hà ký văn tập cũng khẳng định: “do công lao, ông (Nguyễn Trãi) được phong Quan phục hầu và nhận di mệnh phù vua trẻ”(tr.2b). “quật khởi từ ấp nhỏ lam sơn, tiến lên quét sạch bọn giặc minh hung tàn cướp nước, sự nghiệp của lê lợi đã vượt xa Vũ Vương đời Chu. Nhưng theo truyền thống “pháp tiên vương” trước đây, các triều đại phong kiến vẫn thấy ở Văn Vương. Vũ Vương hình mẫu lý tưởng về một thời thịnh trị. Lê lợi cũng có điểm giống Vũ Vương: dùng võ công đánh kẻ bạo tàn, và cũng có con nhỏ kế vị. Trong Hoàn Cảnh đó, lê lợi mong muốn người phụ chính được như Chu Công là điều dễ hiểu. Nhưng với tư cách là kẻ nhận di mệnh phò vua nhỏ, không thể làm một vị “quốc thúc” như Chu Công, mặc dù hoài bão của ông, tài năng và đức độ của ông hẳn không thua kém gì. Ông tìm một tấm gương khác, sát với mình hơn, và có nói ta thì cũng là “danh chính”, “ngôn thuận”. Đó là Hoắc Quang: là một đại thần khác họ vua, quang đã nắm quyền phụ chính suốt hơn 20 năm, làm cho “muôn họ đầy đủ”, “bốn phương thuần phục” đất nước thanh bình. Đấy là sự nghiệp của quang và cũng là điều tâm niệm của Nguyễn Trãi. Có điều cung đình nhà lê sau khi lê lợi mất không cho phép Nguyễn Trãi thực hiện hoài bão phò vua trẻ, xây dựng đất nước như ta đã biết. Ông đành ngậm ngùi lui về ở ẩn chốn Côn Sơn. Dầu vậy, lời ký thác sâu nặng của lê lợi hình như luôn ở sâu thẳm trong trái tim ông. Vì vậy, khi thái tông khôn lớn, nhận ra lẽ phải, cho gọi đến ông thì vị lão thần này xúc động khôn xiết, vội vàng đáp lại yêu cầu của ông vua trẻ ra phò vua giúp nước. Đọc bài biểu tạ ơn của ông khi được thái tông tín nhiệm ta thấy tâm trạng hả hê rất hồn nhiên của ông, cứ như là Chu Công ở đất đông đô khi được ông vua trẻ đã hối lỗi là thành vương đón mời về kinh đô vậy.” [HV Lâu 1986: 79].
trùng cửu 重九
dt. tức ngày mùng chín tháng chín, nên gọi là tết trùng cửu, người xưa đem tự số chia làm âm dương, số chín thuộc về dương, nên ngày mùng chín tháng chín gọi là tết Trùng Dương 重陽節. Tục xưa, ngày này người ta hay hái cây thù du (cây tiêu hột) cài lên tóc để tránh bệnh dịch, nên gọi là Thù Du Tiết 茱萸節, tết này đi chơi thưởng hoa cúc nên gọi là Cúc Hoa Tiết 菊花節. Cát Hồng trong Tây kinh tạp ký ghi chuyện: thích phu nhân, ái phi của hán cao tổ có một thị nữ tên là Giả Bội Lan 賈佩蘭, sau khi thích phu nhân chết, Giả Bội Lan bị đuổi ra khỏi cung, thường hay nhớ đến chuyện trong cung sung sướng ngày xưa, nên than rằng: “Mùng chín tháng chín, đeo nhành thù du, ăn cỏ bồng, uống rượu hoa cúc, khiến người trường thọ.” (九月九日,佩茱萸,食蓬餌,飲菊花酒,令人長壽 cửu nguyệt cửu nhật, bội thù du, thực bồng nhĩ, ẩm cúc hoa tửu, lệnh nhân trường thọ). Ngô Quân đời Nhà Lương trong sách Tục Tề Hài Ký ghi: “Ở huyện Nhữ Nam có một người tên là Hoàn Cảnh 桓景, cha mẹ vợ con đều cày ruộng nuôi thân. Một năm, vùng ấy có bệnh dịch, chết rất nhiều người. Hoàn Cảnh nghe nói có ma ôn dịch nên tìm đường học phép trừ ma. Sau chàng gặp được Phí Trường Phòng, được vị tiên này ban cho thanh long kiếm, và dạy cách hàng ma. Trước khi cảnh về, trường phòng nói: ‘hôm nay là ngày mùng chín tháng chín, ma ôn dịch lại ra hại người, con hãy mau về trừ hại cho dân, ta cho con một bao lá thù du, và một bình hoa cúc, để cho mọi người lên cao mà tránh hoạ’. Nói xong, bèn vẫy hạc chở cảnh về nhữ nam”. Người hiềm rằng cúc qua trùng cửu, kẻ hãy bằng quỳ hướng thái dương. (Tự thán 71.3)‖ (Cúc 240.3).